Cây chè được trồng ở nhiều nước trên thế giới, cây chè hay còn gọi là cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis thuộc họ Chè Theaceae, người ta hái búp và lá chè non, vò rồi sao hay rang cho khô để pha nước uống....
Cây chè được trồng ở nhiều nước trên thế giới, cây chè hay còn gọi là cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis thuộc họ Chè Theaceae, người ta hái búp và lá chè non, vò rồi sao hay rang cho khô để pha nước uống.
Thật ra cây chè thuộc cây mọc hoang nếu không cắt xén có thể cao hơn 10 mét, đường kính thân gỗ cây chè to như cây cổ thụ một người ôm không xuể. Người trồng cắt xén cây chè thường xuyên làm cây cao chừng 2 mét để thuận lợi thu hoạch lá non.
1. Thành phấn hóa học của lá chè xanh
Trong lá chè có chứa tới 20% tanin làm săn da, sát khuẩn mạnh, và còn có hàm lượng cafein từ 1,5-5% và một số vitamin B1, B2,C, tanin có trong lá chè xanh có tác dụng như một vitamin P.
Vì thế lá chè xanh dùng pha nước uống như vị thuốc kích thích do cafein làm tinh thần sảng khoái minh mẫn.
2. Lợi ích của cây chè xanh
Người Ấn Độ dùng cây chè nấu nước uống và xoa bóp chữa tê thấp, khi uống cho thêm vài lát gừng và đường.
Người sử dụng nước chè xanh thường xuyên sẽ giảm nguy cơ bị bệnh về tim mạch khi về già, đồng thời chè xanh còn có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể người.
Người Nhật Bản khuyên rằng những người uống 2 – 3 tách chè xanh mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 14%, và những người uống ít nhất 4 tách có thể giảm nguy cơ đến 20%, so với những người ít uống chè xanh.
3. Các cách chế biến lá chè
Lá chè non và búp chè được thu hái và sao bằng phương pháp thủ công ở những vùng chuyên canh sản xuất chè như Thái Nguyên, Bảo Lộc…sẽ cho chè xanh không tẩm hóa chất hương liệu, màu nước chè xanh tự nhiên hơi nhạt màu nhưng khi uống có vị lá chè đặc trưng đậm đà , nước chè vừa đi vào cổ họng đã nghe vị hậu ngọt dễ chịu. Nếu để bụng đói mà uống nước chè này sẽ bị cafein trong chè làm khó chịu, bụng cồn cào.
Người miền Nam hay ướp chè khô với những cánh hoa lài ( nhài) để tạo thêm hương thơm cho nước chè, còn người miền Bắc thì ướp hoa sen.
Ngoài chợ cũng có bán lá chè xanh để đem về nấu nước uống giải nhiệt, lá chè xanh này khá già và to, người ta dùng tay vò kỹ rồi mới nấu kỹ trong ấm nước, sau đó cho thêm vài lát gừng tươi tạo nên hương vị chè xanh vừa chát nhẹ vừa thơm mùi gừng, giúp ấm bụng dễ tiêu hóa.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu chè được đóng gói bán tràn lan, đó là sản phẩm của công nghệ sản xuất chè xanh đều có tẩm màu, hương liệu và đủ thứ phụ gia. Nếu dùng nước chè loại này không biết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài như thế nào, nhưng chắc chắn chè xanh được sản xuất công nghiệp không đem lại sức khỏe như mong muốn của người tiêu dùng.
Theo Những cây và vị thuốc Việt Nam của GSTS Đỗ Tất Lợ