Gọi là cây chó đẻ vì chó sau khi đẻ thường tìm lá cây này để ăn. Cây chó đẻ còn được gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu (vì có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá), diệp hạ châu đắng, diệp hạ châu ngọt... Cả hai loại diệp hạ châu ngọt và đắng cùng họ thầu dầu...
Khoa học đã chứng minh
cây chó đẻ chữa bệnh viêm gan
siêu vi B rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng cây chó đẻ nên biết những
cảnh báo cần thiết.
Gọi là cây chó đẻ vì chó sau khi đẻ
thường tìm lá cây này để ăn. Cây chó đẻ còn được gọi là chó đẻ răng cưa,
diệp hạ châu (vì có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá), diệp hạ châu
đắng, diệp hạ châu ngọt... Cả hai loại diệp hạ châu ngọt và đắng cùng họ
thầu dầu (Euphorbiaceae).
Kháng virus viêm gan B
Cây
chó đẻ có chứa nhiều chất thuộc nhóm hóa học khác nhau như flavonoit,
alkaloid phyllanthin; các hợp chất hypophyllanthin, nirathin,
phylteralin, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol, lignam...
Về
dược năng, thí nghiệm về hoạt tính bảo vệ gan của cây chó đẻ cho thấy có
tác dụng bảo vệ gan. Các thí nghiệm với kháng nguyên HbsAg chứng tỏ cây
chó đẻ có tác dụng kháng virus viêm gan B. Đông y cho rằng cây chó đẻ
vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng,
thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt...; thường được
dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, thận, đường tiết niệu, đường
ruột, bệnh chứng ở ngoài da.
Tác dụng giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B chỉ mới được các nhà
khoa học lưu ý từ những năm 1980 về sau. Nghiên cứu của các nhà khoa
học Nhật Bản và Ấn Độ cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong
cây diệp hạ châu có khả năng chữa bệnh viêm gan. Một báo cáo trên tạp
chí Lancet vào năm 1988 cũng xác định tác dụng này. Theo đó, 2 nhà khoa
học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B
với kết quả 22 người âm tính sau 30 ngày dùng diệp hạ châu. Đối với
viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu
đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).
Tiếp theo đó, một nghiên cứu tiến hành năm 1995 cho thấy cây chó đẻ
có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị đái tháo
đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.
Một số bài thuốc thông dụng
Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây chó đẻ.
- Chữa viêm gan B: Chó đẻ 30 g, nhân trần 12 g, sài hồ 12 g, chi từ 8 g,
hạ khô thảo 12 g, sắc (nấu) uống mỗi ngày 1 thang.
- Chữa viêm gan do virus: Diệp hạ châu đắng sao khô 20 g, sắc nước 3
lần. Trộn chung các nước sắc, thêm 50 g đường đun sôi cho tan, chia làm
4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng
thuốc.
- Chữa xơ gan cổ trướng thể năng: Diệp hạ châu đắng sao khô 100 g sắc
nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150 g đường đun sôi cho tan, chia
nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 - 40 ngày.
Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu
phụ).
- Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amib, ứ mật, nhiễm độc): Diệp
hạ châu (ngọt hoặc đắng) sao khô 20 g, cam thảo đất sao khô 20 g, sắc
nước uống hằng ngày.
- Chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính: Dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi.
- Chữa sốt rét: Cây chó đẻ 8 g; thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu
ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10 g; bình lang (hạt cau), ô mai,
dây cóc, mỗi vị 4 g, đem sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia uống 2 lần
trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10 g.
Tăng nguy cơ vô sinh?
Dưới đây là một số cảnh báo cần lưu tâm, dù chưa có nghiên cứu kiểm chứng.
Hiện trên thị trường có khá nhiều chế phẩm dùng điều trị viêm gan
dưới các dạng của những cơ sở sản xuất có dùng dược liệu từ cây chó đẻ.
Tuy nhiên, phần lớn nguyên liệu cây chó đẻ để sản xuất các chế phẩm này
là từ nguồn hoang dại, trong khi một cây thuốc mọc ở vùng địa lý, thổ
nhưỡng khác nhau có thể có hiệu quả điều trị khác nhau. Bởi vậy, người
tiêu dùng cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có số đăng ký của
cơ quan y tế thẩm quyền cấp.
Mặt khác, có thông tin cho rằng người khỏe mạnh dùng cây chó đẻ uống
hằng ngày sẽ dẫn tới xơ gan, teo gan. Bởi theo nguyên lý, khi mật không
tiết ra (ở người có bệnh như viêm mật, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và
khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống
cây chó đẻ hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết
ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương,
mất cân bằng và sinh bệnh.
Với tính đắng, hàn nên cây chó đẻ có tác dụng giải nhiệt. Người không
bị nhiệt dùng vị thuốc này không những không giúp ích gì cho sức khỏe
mà còn khiến cơ thể quá hàn. Dù chưa có nghiên cứu trên diện rộng để kết
luận về việc gây vô sinh của cây chó đẻ nhưng theo lý thuyết đông y,
khi cơ thể quá hàn thì khó thụ thai. Cây chó đẻ làm tăng tính hàn nên về
lý thuyết, chúng tăng nguy cơ vô sinh.
* 200 ha cây chó đẻ chuẩn Viet GAP
Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, UBND huyện Cát Tiên -
Lâm Đồng đã trồng cây chó đẻ trên một số diện tích nông nghiệp năng suất
thấp. Trong năm 2011, mô hình sản xuất thử nghiệm cây chó đẻ lần đầu
tiên được thực hiện với diện tích 1,5 ha (tại 2 xã Tư Nghĩa và Mỹ Lâm),
năng suất đạt trên 3 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy Cát Tiên rất
thích hợp với cây chó đẻ. Qua phân tích hàm lượng dược chất trong cây
chó đẻ ở Cát Tiên cho thấy niranthin: 4,719 mg/g, hypophyllanthin: 2,998
mg/g, phyllanthin: 5,488 mg/g và tổng dược chất đạt 21,2%.
Đến nay, huyện Cát Tiên đã triển khai chương trình ứng dụng nhân rộng
sản xuất cây chó đẻ theo quy trình Viet GAP với diện tích 100 ha, đồng
thời triển khai đề tài khoa học nghiên cứu sản xuất loại cây này. Huyện
còn liên kết với Trung tâm Phân tích - Chứng nhận chất lượng Sở Khoa học
- Công nghệ Lâm Đồng chế biến sản phẩm trà túi lọc Diệp hạ châu Cát
Tiên. Đến năm 2015, Cát Tiên sẽ có 200 ha diện tích trồng cây chó đẻ
theo quy trình Viet GAP để ổn định nguồn nguyên liệu. (V.Hy)
Theo Bác sĩ HOÀNG XUÂN ĐẠI (NLĐ)