Cơn sốt ‘săn’ chè tím chữa ung thư của người Việt
0984.904.686 - 0914.904.686
SẢN PHẨM
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Mr.Huy
Mr.Huy

Phone: 0984.904.686
Sale 1
VIDEO
"
CHÈ XANH VÀ CÔNG DỤNG

Cơn sốt ‘săn’ chè tím chữa ung thư của người Việt

Cập nhật lúc 08:42' Ngày 06/04/2013
Xem thêm: chè xanh, trà xanh, chè sạch, chè duy thịnh, trà sạch, trà duy thịnh
Thời gian gần đây, một số người buôn cây cảnh ở Lào Cai, Yên Bái ngấm ngầm săn lùng một loại chè tím cổ thụ về làm cảnh và làm thuốc phòng chữa bệnh ung thư...

Cơn sốt ‘săn’ chè tím chữa ung thư của người Việt

A- A A+ ‹Đọc›

Thời gian gần đây, một số người buôn cây cảnh ở Lào Cai, Yên Bái ngấm ngầm săn lùng một loại chè tím cổ thụ về làm cảnh và làm thuốc phòng chữa bệnh ung thư...


Chè tím ngoài tác dụng chống ung thư còn chống được cả phóng xạ nguyên tử.
Chè tím ngoài tác dụng chống ung thư còn chống được cả phóng xạ nguyên tử.
Tình cờ chúng tôi biết được câu chuyện này khi dừng chân bên một quán nước ven QL70 đoạn ngã ba đi Bắc Hà, Bảo Thắng và Lào Cai khi một tốp thợ săn cây cảnh hỏi dò người dân về một loại chè tím, cổ thụ. Hóa ra họ tìm loại chè này về ngoài việc làm cảnh ra còn dùng lá uống trị bệnh ung thư.
Tìm chè tím khó hơn tìm vàng
Chúng tôi tấp xe vào một quán nước ven đường nơi có ba người săn chè tím đang hỏi dò người dân xung quanh. Một người thanh niên tên Vũ Văn Mật tiết lộ: "Chè tím nhìn một lần là có thể phát hiện ra ngay, ngọn chè có màu tím giống như mầu mận chín, cuống lá non mầu đỏ, có khi búp lá cũng đỏ hoặc tím. Loại chè này mọc chủ yếu ở những nơi núi cao như ở Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, nhưng số lượng lại rất ít, chè tím thường mọc lẫn với chè san tuyết cổ thụ".
Theo lời của nhóm săn chè tím thì anh Mật là người ở huyện Yên Bình, Yên Bái, quê gốc ở Nam Định, năm 1990, anh Mật theo gia đình lên vùng cao Yên Bái dựng nghiệp đem theo cái máu chơi cây cảnh của tổ tông mấy đời để lại.
Nghe Mật hỏi thăm tung tích chè tím, tất thảy người dân xung quanh lẫn khách đi đường ghé qua đều lắc đầu chẹp miệng: "Giờ đào đâu ra cái loại chè kỳ quặc đó, có chỗ có thì người dân lại không để ý nên khó tìm. Muốn tìm loại chè này phải lên mấy vựa chè trên A Mú Sung, hay Bắc Hà, Mường Khương may ra có".
Nghe xong Mật cởi phăng cái áo phông ra lau mồ hôi còn nhễ nhại trên người rồi cười sằng sặc khoe: "Tôi vừa trên A Mú Sung về đây. Trên đó có vài cây chè tím cổ thụ. Nhưng mà mấy thằng Dao chúng nó không bán. Chả nhẽ 'ông' lại đem máy múc lên cẩu trộm. Cái giống chè này tìm khó quá, cả tháng trời mới kiếm được 3 cây".
Mật đang thao thao bất tuyệt với những câu chuyện về cuộc săn chè tím thì chiếc điện thoại trong túi quần đổ chuông liên hồi. Anh rút điện thoại ra nghe máy, lát sau gã quay sang bảo: "Đấy! Có người trong xã Quan Thần Sán gọi báo trong đó có một cây chè tím cổ thụ, chắc chúng nó bán". Nói rồi ba người buôn chè hò nhau lên chiếc xe tải nhỏ cũ mèm nhằm hướng Bắc Hà, Si Ma Cai phi tít.
Ba thợ buôn chè tím cổ thụ đi khuất, để lại sau nhưng những lời bàn tán về giá trị của cây chè tím. Anh Lê Văn Tám, ở xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng cho biết: "Cách đây khoảng một tháng cũng có một lão đi hỏi mua cây chè tím cổ thụ, nhưng mà chúng tôi đã gặp bao giờ đâu mà biết. Thế rồi mấy lão ấy dặn chúng tôi để ý, nếu có người bán thì bảo cho lão biết rồi lão sẽ trả hoa hồng, nếu không thì tôi mua giúp lão, giá cứng cho chè tím cổ thụ là 10 - 13 triệu đồng một cây, nếu kỳ kèo được giá thấp hơn thì càng tốt".
Không bao giờ bán chè cổ thụ
Theo lời đồn của những người đi thu mua cây chè tím cổ thụ về làm cảnh và làm thuốc, chúng tôi đến vựa chè lớn nhất Lào Cai là thôn Ngải Chồ 1, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát. Ngải Chồ nằm cách TP Lào Cai chừng 70km - nơi có khoảng 20ha chè san tuyết cổ thụ có độ tuổi trên 100 năm.
Luồn lách qua khe, suối và những tán cây rừng rậm rạp chúng tôi đến một nương chè cổ thụ. Từ trong rừng bà con dân tộc Dao đang hái chè để bán cho thương lái vì thời điểm này chè đang được giá. Mặc dù diện tích chè cổ trên 20ha nhưng khi chúng tôi hỏi những gốc chè tím cổ thì nhiều bà con lắc đầu bảo: "Chè tím ở đây hiếm lắm, có khi đi cả ngày mới tìm thấy một cây, trước chúng tôi cũng đã gặp mấy cây, nhưng chúng tôi cũng không để ý lắm nên không nhớ mấy cây chè đó ở vị trí nào".
Chè tím thường mọc ở những vùng núi cao phía Bắc.
Bà Triệu Thị Mẫn, thôn Ngải Chồ 1 tiết lộ: "Ở đây chè tím mọc lẫn với chè san tuyết cổ thụ từ hàng trăm năm nay, chè tím uống rất đắng, chát, mùi vị thì không bằng chè san tuyết thường. Khi hái chè, chúng tôi cứ hái đồng loạt rồi trộn đều với nhau bán cho đại lí chứ không phân loại. Chè ở đây do cha ông chúng tôi để lại nên chúng tôi không bao giờ đào gốc bán cho thương lái, thậm chí có người đòi chặt cành chúng tôi còn không cho nữa nói gì đến chuyện đào gốc".
Anh Ma Seo Củi, Phó Chủ tịch UBND xã A Mú Sung dẫn cho biết: "Ở A Mú Sung chúng tôi không sợ người dân đào gốc chè để bán lấy tiền. Vì đó là tài sản mà cha ông họ để lại. Cứ đời này chết đi để lại nương chè cho con cháu đời sau cùng nhau hái búp bán lấy tiền. Cách đây chỉ một hoặc hai năm thôi, khi tôi đến thôn vận động bà con tỉa cành chè san tuyết để chè đẻ nhiều cành hơn, nhằm tăng năng suất, sản lượng cho cây chè, thế nhưng bà con phản đối rất dữ dội.
Họ bảo đó là chè của cha ông để lại, họ không cho ai chặt phá, khi thu hái, người dân phải bắc thang leo cao tới cả chục mét mới hái được búp chè. Sau nhiều tháng thuyết phục, người dân mới cho tỉa cành thí điểm ở vài ba cây, nếu thấy chè phát triển tốt như lời của cán bộ thì họ mới theo, nếu không thì họ không cho chặt vì sợ chè chết. Về sau, khi những cây chè chặt thí điểm cho số lượng búp tươi cao hơn hẳn rồi người dân mới nghe lời chúng tôi để tỉa cành chè. Chỉ là tỉa cành thôi mà bà con còn bảo vệ chè như thế chứ chưa nói đến việc đào gốc chè đi bán".


che duy thịnh

Gọi 0984 904 686 để được tư vấn,
hoặc gửi mail: .

DMCA
PROTECTED
//