Lên Xứ Chè Tuyết Cổ Thụ.
0984.904.686 - 0914.904.686
SẢN PHẨM
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Mr.Huy
Mr.Huy

Phone: 0984.904.686
Sale 1
VIDEO
"
CHÈ XANH VÀ CÔNG DỤNG

Lên Xứ Chè Tuyết Cổ Thụ.

Cập nhật lúc 10:15' Ngày 04/04/2013
Xem thêm: chè tuyết, trà tuyết, chè suối giàng, tà suối giàng, trà cổ thụ, chè cổ thụ
Những cây Chè ở vùng núi cao SUỐI GIÀNG YÊN BÁI có Cây to cỡ hai người ôm không hết có tuổi thọ gần nghìn năm, những Cây bé có tuổi thọ vài trăm năm...
CÂY CHÈ CỔ  THỤ SHAN TUYẾT


Chè Shan tuyết cổ thụ mọc ở vùng núi Cực Bắc Việt Nam là sản phẩm của thiên nhiên " Của Trời Đất ban tặng cho con người" Canh tác trồng Chè các dân tộc thiểu số ở vùng này từ cổ xưa cho đến nay vẫn trồng chay (không bón lót) ,không chăm bón nên búp Chè đạt tiêu chuẩn Chè sạch có chất lượng cao.


Những cây Chè ở vùng núi cao SUỐI GIÀNG YÊN BÁI có Cây to cỡ hai người ôm không hết có tuổi thọ gần nghìn năm, những Cây bé có tuổi thọ vài trăm năm, có đường kính gần 80cm, mọc xen kẽ lẫn Cây rừng. Cứ mỗi năm Cây rụng lá 1 lần, lá rơi và phủ kín mặt đất, nhờ độ ẩm lớn các lá mục nát biến thành phân bón cho Cây Chè.


Như sử sách để lại chúng ta đều biết thời cổ xưa thảm thực vật có rất nhiều loại dược liệu quý chúng tồn tại bằng ra hoa kết quả, quả rơi xuống đất nẩy mầm lại mọc thành Cây. Mà Cây Chè Shan tuyết cổ thụ cũng vậy, nhờ kết tinh bằng giao thoa mà Cây Chè cổ, nó chính là Cây đã lai các loài Cây dược liệu quý.


Nên uống Chè Shan tuyết cổ thụ thường xuyên sẽ giúp ích cho con người như tạp Chí Thế Giới Chè và nhiều báo khác đã đăng kết quả nghiên cứu, các viện hàm lâm khoa học ,các trường đại học, các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu :


- Tăng khả năng thần kinh trung ương, chống lão hoá.
- Bổ gan, thận, chống béo phì.
- Phòng chống nội chướng, phòng chống bệnh nhồi máu cơ tim
- Phòng chống viêm khẩu xoang, viêm yết hầu, viêm ruột.
- Ngăn ngừa bức xạ.
- Có khả năng hạn chế phát triển và có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư
- Tăng khả năng tuổi thọ v.v..

Cho đến hiện giờ người dân vùng Chè cổ này trình độ mọi mặt vẫn thấp chưa hề biết chăm bón cho Cây Chè , chữa bệnh cho Cây Chè mà chỉ biết Cây Chè ra búp thì vặt hái, cây to và cao thì dùng thang để trèo lên buộc đà giáo để hái còn việc cho Chè "ăn và uống thuốc khi bị sâu bệnh việc đó là việc của Trời và Đất " Vậy Cây Chè cổ thụ sống được là nhờ Trời và Đất .Nó rất ít bị sâu bệnh vì nhiều loài cây mọc ở một khu rừng nên được cân bằng sinh thái.

Năng xuất búp Chè của cây cổ thụ rất thấp vì chưa có sự can thiệp của con người mà hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên. Thỉnh thoảng có năm hay có vụ Chè mất trắng vì sâu bệnh hay mưa đá đập nát. Năm mưa thuận gió hoà thì thu hái được 3 vụ, mỗi vụ không quá 20 ngày . Cụ thể:

- Vụ 1 vào tháng 3-4 âm lịch
- Vụ 2 vào tháng 5-7 âm lịch
- Vụ 3 vào tháng 8-9 âm lịch

Cuối tháng 9 trời rét lại khô cạn Cây Chè không ra búp được , Cây Chè nghỉ cho đến mùa xuân năm sau ấm áp có mưa thì Cây Chè lại ra búp.

Đặc điểm chất lượng của Chè Shan Tuyết cổ thụ 

Cây Chè càng già chất Trà càng quý, trong một năm số lần hái Càng ít thì Trà càng thơm ngon, tăng khả năng bổ dưỡng ... Tuyết trắng cuả Trà càng nhiều thì Trà chất lượng càng cao, càng quý.
Chè mọc ở độ cao càng cao so với mặt nước biển thì càng nhiều tuyết trắng và tính dược liệu quý càng mạnh , khi sử dụng đem lại giá trị bổ dưỡng phòng chống chữa các bệnh chống lão hoá, kéo dài tuổi xuân v.v...rất hiệu quả.

Nhưng lao động để làm được 1kg Chè ở vùng núi cao lại cực kỳ gian khổ và vất vả. Nên giá bán Chè Shan tuyết cổ thụ là hoàn toàn phụ thuộc vào Chè ở độ cao nào, tỷ lệ tuyết trắng nhiều hay ít.
 

ĐẶC SẢN TRÀ SHAN TUYẾT SUỐI GIÀNG

Về miền chè cổ

Trên bản đồ những vùng chè cổ thụ của thế giới, Việt Nam được nêu tên hàng đầu với một vùng chè cổ rộng mênh mông, kéo dài từ Đông Bắc sang Tây Bắc, gắn liền với cả một bề dày về lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt từ ngàn đời qua. Hành trình khám phá “miền chè cổ” không chỉ là chuyến chinh phục núi rừng cheo leo để tìm những gốc chè đại thụ hàng trăm năm tuổi, mà đó còn là hành trình đi tìm những nét văn hoá, những huyền thoại của cây chè cổ gắn liền với bản sắc của đồng bào miền cao nơi đất trời Đông – Tây Bắc xa xôi.

Ở Nhật có trà đạo, Trung Quốc có trà kinh, còn người Việt cổ có tục uống chè tươi độc đáo trên thế giới tồn tại mãi trong lịch sử đến tận đầu thế kỷ thứ XXI. Những rừng chè cổ thụ trên dãy Hoàng Liên Sơn – Tây Côn Lĩnh… cũng là một minh chứng rằng: ViệtNamxứng tầm là thuỷ tổ của cây chè trong bản đồ của ngành chè thế giới.

Năm 1976, Djemukhatze, viện sĩ thông tấn viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ), đã bỏ ra hai năm khảo sát vùng chè cổ thụ tại miền Bắc Việt Nam tiêu biểu là vùng chè suối giàng để nghiên cứu sự tiến hoá của cây chè. Ông phân tích các chất catessin trong những cây chè hoang dại ở nhiều vùng chè khác nhau trên thế giới (nhiều nhất là Việt Nam và Trung Quốc) và khẳng định: các chất catessin của cây chè Việt Nam đơn giản hơn nhiều so với cây chè Vân Nam (Trung Quốc), chứng tỏ cây chè Vân Nam là sự tiến hoá của cây chè Việt Nam. Kết quả nghiên cứu về mô hình tiến hoá của cây chè thế giới của ông là: Camellia (cây thuộc họ chè, có nguồn gốc ở Đông và Nam Á) – chè ViệtNam– chè VânNam– chè Trung Quốc – chè Assam (Ấn Độ).

Phó giáo sư Đỗ Ngọc Quỹ, thành viên ban khoa học kỹ thuật, hiệp hội Chè Việt Nam – Hà Nội cũng viết: năm 2004, một đoàn khảo sát Việt Nam gồm có viện Nghiên cứu chè và vụ Khoa học kỹ thuật bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sang khảo sát vùng chè Xipxoongpảnnả – Vân Nam. Đoàn khảo sát kể lại, khi nhìn thấy các bức ảnh về cây chè Tủa Chùa – Lai Châu gốc có chu vi hai người ôm, các nhà khoa học về chè Trung Quốc đều ngạc nhiên “không hề tưởng tượng được cây chè ViệtNam lại to lớn đến thế”.
VIDEO GIỚI THIỆU VỀ CHÈ SHAN TUYẾT




Nói thế để thấy người Việt có thể tự hào rằng mảnh đất này là nơi khởi thuỷ của cây chè thế giới, và đây cũng là một thế mạnh của ngành chè ViệtNam.

Nhắc đến ngành chè ViệtNam, dễ liên tưởng ngay đến những vùng chè công nghiệp nổi tiếng đã làm nên tên tuổi của chè Việt như Mộc Châu, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Phú Thọ… Nhưng với những vùng chè cổ thụ, nơi mà cây chè có đến vài trăm năm tuổi, thân cao vài chục mét, hai ba người ôm không xuể, thì lượng thông tin tìm được thật hạn chế, ít người biết đến. Vùng chè cổ thụ trải dài từ Đông Bắc sang Tây Bắc như Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, và Điện Biên.

Từ những huyền thoại

Hành trình đi tìm những cây chè cổ thụ của chúng tôi bắt đầu bằng những câu chuyện được dệt nên từ huyền thoại, rằng ở tận vùng cao sương tuyết SUỐI GIÀNG, có những vùng chè cổ hàng trăm năm tuổi mọc cheo leo trên vách núi, người không thể đánh đổi sinh mạng với những búp chè bạch mao (một loại lông tơ trắng mọc quanh búp chè, chỉ những giống chè Shan ở vùng núi cao mới có – PV). Để hái được chè, người dân vùng cao phải huấn luyện những chú khỉ để ngày ngày đăng sơn hái chè đem về cho chủ.

Đồng bào vùng cao sống quanh nơi có cây chè cổ thụ tồn tại như người Dao, người Mông lại có những truyền thuyết liên quan về cây chè cổ gắn liền với đời sống văn hoá của họ. Người Mông ở vùng chè cổ Suối Giàng quan niệm rằng, chè là một thứ thần dược, họ gọi cây chè là sùa ziề, sùa là cây thuốc, ziề là chè. Truyền thuyết kể lại rằng ngày xưa có hai vợ chồng đi tìm vùng đất mới để sinh sống, đi đến Suối Giàng, họ dừng lại nghỉ chân nấu một nồi nước dưới tán gốc cây to, vô tình một chiếc lá rơi vào nồi nước, khi uống bỗng thấy trong người sảng khoái, bao mỏi mệt tan biến hết. Hai vợ chồng cho đây là điềm lành, nên dựng nhà cửa, gọi cây cổ thụ đó là cây thuốc, trồng rộng ra khắp vùng và phát triển thành vùng chè cổ như ngày nay.

Người miền xuôi chỉ quen với hình ảnh những đồi chè bạt ngàn, cây chè thấp lè tè, khó hình dung được Việt Nam lại có những vùng chè với những gốc chè vài người ôm không xuể, thân cao thẳng vút lên trời xanh đến ba bốn chục thước, khi thu hoạch phải bắc thang, bắc giàn, leo cao đốn bớt những cành ngọn mới có thể hái được búp chè non. Những thông tin về những vùng chè cổ thụ ấy tuy ít ỏi nhưng đầy sức hấp dẫn, kỳ bí và lôi cuốn chúng tôi muốn tận mắt chứng kiến những vùng chè cổ thụ tưởng rằng chỉ có trong truyền thuyết, huyền thoại.

Chè cổ có còn?

Chúng tôi đi dọc theo dãy Tây Côn Lĩnh để bắt đầu hành trình tìm về miền chè cổ, nơi nổi danh với những vùng chè đại thụ ở Bó Đướt, Cao Bồ, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Lùng Vài, Quản Bạ, Hoàng Su Phì… của tỉnh Hà Giang và thất vọng khi phát hiện ra rằng: những gốc chè cổ vài ba người ôm không xuể đã bị hạ gần hết, xẻ thành ván bán sang bên kia biên giới từ những năm 2008, 2009, để cung cấp cho những thương lái thu gom chẳng biết vì mục đích gì (?!).

Gặp gỡ những người làm chè tâm huyết ở SUỐI GIÀNG,Hà Giang, họ cũng đau xót nói rằng chỉ biết đứng nhìn những gốc chè cổ hàng trăm năm tuổi lần lượt bị đốn hạ mà không cách gì cứu vãn. Dân cần tiền, cây chè là của dân, có người mua là bán, còn trong luật bảo vệ rừng lại không cấm chặt hạ cây chè, vì đó là cây trồng chứ không thuộc cây rừng. Chính kẽ hở này khiến kẻ xấu lợi dụng, và lời rao mua gỗ rừng trồng trong đó chính yếu là cây chè cổ đã khiến cho lượng chè cổ thụ ở SUỐI GIÀNG giảm đi nhanh chóng.

Chè do khỉ hái từ núi cao chỉ là lời đồn đại, là truyền thuyết, còn niềm mong chờ gặp cây chè cổ vài người ôm thì nay chỉ còn lại đa số những thân chè đường kính cỡ 20 – 40cm, sống lay lắt dựa vào sương tuyết của đất trời. Theo kinh nghiệm trồng chè, một gốc chè đường kính 20cm thì tuổi thọ phải từ 60 – 80 năm, cứ từ đó mà tính lên số tuổi của cây chè theo kích cỡ của nó. Nếu vùng chè cổ với những cây vài người ôm ở SUỐI GIÀNG bị hạ dần, những gốc chè cổ ở Vân Nam – phía bên kia biên giới sẽ soán ngôi về kích cỡ và chiều cao, một lợi thế rõ rệt trong việc xác định cây chè ở đâu lâu đời nhất.

Việc bảo tồn, gìn giữ, và phát triển cây chè cổ thụ ở SUỐI GIÀNG vẫn bỏ ngỏ bởi hành lang pháp chế để bảo vệ cây chè không có, cũng chẳng có một ràng buộc gì giữa người chủ của cây chè cổ và địa phương. Đây chính là điểm yếu để kẻ xấu lợi dụng, phá hoại một loài cây quý mà rất nhiều nước sản xuất chè trên thế giới thèm muốn.

Chè Shan Tuyết

SUỐI GIÀNG là một trong những tỉnh có vùng chè Shan lâu đời nhất nước ta. Ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, người Pháp đã tiến hành điều tra chè ở SUỐI GIÀNG và đặc biệt chú ý những cây chè cổ thụ vùng cao. Đó là thứ chè Shan lá to, búp và lá non có trắng như tuyết, sinh trưởng khoẻ, chịu ẩm, chịu lạnh, năng suất cao và chất lượng tốt. Vì vậy, người ta còn gọi là chè Shan tuyết.

Chè Shan Tuyết là giống chè quý, gọi là chè Tuyết vì cây chè được trồng ở vùng núi cao mùa đông tuyết phủ trắng ngọn cây, ấp ủ tinh hoa của đất trời đợi đến mùa Xuân nảy lộc, đâm chồi, người dân hái lượm tự nhiên tạo ra sản phẩm chè sạch, nước mang hương vị đặc biệt thơm ngon.

Chè shan SUỐI GIÀNG là nguồn nguyên liệu sạch. Bởi vì, cho đến tận bây giờ, ở các vùng chè shan lâu đời của SUỐI GIÀNG, đồng bào vẫn không sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật mà chủ yếu là khai thác tự nhiên. Người ta thường đốn chè vào vụ Đông, đồng thời với việc phát cỏ, vun gốc... Sang xuân, vào thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4, người ta bắt đầu thu hái chè vụ đầu tiên (đây là thời điểm chè cho chất lượng cao nhất). Tiếp tục thu háI vụ chè thứ 2 vào tháng 5 và tháng 6 (là vụ có năng suất cao nhất trong năm). Vụ 3 vào tháng 8 và vụ 4 vào tháng 10, tháng 11.

Chè Shan Tuyết rất kén chọn ấm chén, phải chọn loại ấm sứ nung thật già lửa, không được dính mùi bất cứ loại chè nào khác, cũng không được dính cặn, phải thật sạch và tráng nước sôi. Nếu có nước giếng đá ong hoặc nước mưa đun sôi để pha chè Shan Tuyết thì mới đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật thưởng trà.
che duy thịnh

Gọi 0984 904 686 để được tư vấn,
hoặc gửi mail: .

DMCA
PROTECTED
//