Nghi Hưng nằm ở đầu nam Giang Tô, sông ngòi dày đặc, là điển hình cho vùng sông nước Giang Nam.Giang Nam không thể thiếu những cây cầu mềm mại uốn cong, giống như những cô gái Giang Nam xinh đẹp yêu kiều.
Theo số liệu thống kê năm 2009, Nghi Hưng có hơn 110 cây cầu cổ. Những năm gần đây, việc nghiên cứu bảo tồn những cây cầu cổ nhận được sự chú trọng từ các cấp ngành trong xã hội, nhiều cây cầu cổ mới được tìm ra và khôi phục lại, số lượng cầu cổ tại Nghi Hưng hiện tại đã không chỉ dừng lại ở con số 110.
Trước khi cải cách mở cửa, đường thủy vẫn là một trong các phương thức di chuyển chủ yếu của người Giang Nam, và cũng là một trong những phương thức vận chuyển hàng hóa tại nơi đây.
Thời Dân Quốc, khi Cố Cảnh Chu được mời đến Thượng Hải làm ấm phỏng cổ, ông cũng đi thuyền theo đường thủy. Ấm tử sa cũng được vận chuyển chủ yếu tại cảng phố cổ Thục San.
Năm 1973, “cách mạng văn hóa” đã dần xuống dốc. Lãnh đạo nhà nước muốn dùng ấm tử sa làm quà trong cuộc viếng thăm nước bạn, Cố Cảnh Chu nhiều lần được xưởng gọi đi nhận nhiệm vụ làm chiếc ấm này.
Một ngày nọ, người bạn của ông - Phùng Kỳ Dung từ Bắc Kinh đến thăm ông, khiến Cố Cảnh Châu rất mừng rỡ. Trong cuộc nói chuyện, Phùng Kỳ Dung cho hay, “Hồng Lâu Mộng” đã lại được “xuất bản nội bộ”.
Nếu nhìn bề ngoài, “Hồng Lâu Mộng” dường như không có quan hệ trực tiếp đến việc Cố Cảnh Chu làm ấm, nhưng một cuốn sách cổ về văn hóa thời kỳ đó có liên quan đến vận mệnh cả một nhóm người, đến Hồng Lâu Mộng còn không được xuất bản, nói gì đến việc sáng tác một chiếc ấm.
Cố Cảnh Chu nói với Phùng Kỳ Dung đầy cảm khái, rằng ông sẽ bắt đầu làm một chiếc ấm. Thượng Tân Kiều chính là tác phẩm trong thời kỳ này.
Ý nghĩa của ba chữ thượng tân kiều không khó hiểu. Muốn sang bờ bên kia, bạn phải đi qua một chiếc cầu mới, hy vọng sẽ đợi bạn ở đó.
Thân ấm tròn và hơi dẹt, núm ấm mang hình chiếc cầu, nhìn từ đằng xa, giống như một chiếc cầu đình (đình kiều) được dựng trên thân ấm. Nhìn gần, lại giống như chiếc cầu gỗ thường thấy nhất trong phong cảnh Giang Nam. Dưới cầu, những đường tròn đồng tâm bao quanh núm ấm, giống như những làn sóng nước gợn lên. Trên quai ấm cũng là bề mặt chiếc cầu, khi nghiêng ấm rót, ngón cái của ta có thể đặt ở đây, tinh tế mà xinh đẹp.
Hình dáng chiếc ấm trông thì đơn giản, nhưng lại không hề dễ làm. Sau khi chiếc ấm được tạo hình xong, phải sửa sang lại thân ấm rất nhiều, khiến cho nó trở nên mịn màng, kết nối tự nhiên, những đường vòng đồng tâm phải đều nhau, độ sâu của chúng trên thân ấm cũng phải vừa vặn, điều này yêu cầu người làm phải có trình độ minh châm tốt.
Từ Thượng Tân Kiều, có thể thấy tài năng làm ấm tử sa của Cố Cảnh Chu, cũng thấy được những lãnh ngộ, cảm nhận tinh tế của ông về nét đẹp truyền thống của Trung Quốc. Hình hài đơn giản, ý nghĩa sâu sắc, chiếc ấm mang theo phong tình của miền sông nước Giang Nam, đồng thời chất chứa hy vọng của tác giả trong bối cảnh lịch sử đặc biệt.