Tân Cương chuẩn bị cho festival chè thái nguyên lần 2
0984.904.686 - 0914.904.686
SẢN PHẨM
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Mr.Huy
Mr.Huy

Phone: 0984.904.686
Sale 1
VIDEO
"
CHÈ XANH VÀ CÔNG DỤNG

Tân Cương chuẩn bị cho festival chè thái nguyên lần 2

Cập nhật lúc 11:33' Ngày 01/10/2013
Xem thêm: chè thái nguyên giá rẻ, chè thái nguyên giá rẻ, chè thái nguyên tại hà nội
Khoảng thời gian đến Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai năm 2013 không còn xa. Trong những ngày này, không khí chuẩn bị cho sự kiện lớn, có ý nghĩa về nhiều mặt tại các vùng chè trong tỉnh thật khẩn trương, rộn ràng. Trong đó, xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) đang tiếp tục có những cách làm sáng tạo, để thu hút du khách trong và ngoài nước về nơi đây. Và như thế, thương hiệu chè Tân Cương đã nổi tiếng hàng trăm năm nay sẽ ngày càng lan tỏa rộng khắp...

vuon che mau.jpg

 Đồng chí Lương Văn Hoà, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Tân Cương cho chúng tôi biết: Để chuẩn bị cho Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, HND xã được Đảng uỷ, UBND xã giao cho nhiệm vụ tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap; lựa chọn các hộ dân để đưa khách đến tham quan (hộ có quy mô sản xuất, diện tích chè lớn từ 7.000m2 đến 1 ha chè, có kinh nghiệm sản xuất chè ngon; vườn bãi chè, nhà cửa sạch sẽ); tuyên truyền vận động các hộ vệ sinh, chăm sóc, chỉnh trang nương chè. Qua đó, Hội đã tổ chức được 6 buổi với khoảng 700 lượt hộ tham gia. Bên cạnh đó, Phòng Kinh tế thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh cũng đã mở lớp tập huấn cho 105 hộ dân và cấp Giấy chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap. Như vậy, tính từ năm 2010 đến nay, xã đã có gần 100 hộ được cấp Giấy chứng nhận.  

 

Ngoài các công việc của HND, một số hoạt động khác cũng đã được triển khai: Đội văn nghệ ở xóm Hồng Thái 2 và xóm Y Na đã bắt tay vào luyện tập; 1 lớp dạy tiếng Anh cho bà con ở các xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu được mở để các hộ có thể giao tiếp cơ bản khi có các đoàn khách nước ngoài đến tham quan. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã vận động và được các gia đình hưởng ứng tích cực cuộc vận động 5 không (không tệ nạn xã hội, không đói nghèo; không có người sinh con thứ 3 trở lên; gia đình không có trẻ em suy dinh dưỡng và thất học; không có bạo lực gia đình) và 3 sạch (sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp).

 

Khi đến thăm gia đình anh Mai Viết Ái ở xóm Gò Pháo, thì cũng là lúc con anh - cháu Mai Đức Tùng vừa đi học lớp tập huấn tiếng Anh về. Cả hai bố con rất phấn khởi khi tôi gợi chuyện về việc chuẩn bị cho Festival Trà sắp tới. Cháu Tùng cho biết: Cháu vừa cùng các bạn trong lớp tập huấn đi thăm quan mô hình du lịch làng, bản cộng đồng ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình về. Bây giờ bắt đầu học tiếng Anh từ bây giờ cho đến gần ngày diễn ra Festival. Còn anh Mai Viết Ái cho biết: Gia đình tôi hiện có 5 nghìn m2 chè. Mỗi năm cũng cho thu hái được trên 1 tấn chè búp khô. Trước đây, khi chưa tổ chức Festival Trà lần thứ nhất năm 2011, lượng khách đến mua chè của gia đình chưa nhiều. Sau Festival Trà, đã có nhiều khách hết biết đến tên tuổi của gia đình và tìm đến đặt mua hàng. Họ còn giới thiệu cho khách đi du lịch ở hồ Núi Cốc khi về đều chọn gia đình tôi để tham quan và tận mắt xem chúng tôi sao chè thế nào, lấy hương chè ra sao. Vì vậy, lượng khách hàng và sản lượng chè cũng tăng lên so với trước (tăng thêm 1 tấn chè búp khô). Gia đình phải thu mua thêm chè tươi ở những gia đình trong xóm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 

Còn anh Trần Văn Thắng ở xóm Hồng Thái 2, vui vẻ nói: “Tôi mong mỗi năm tỉnh tổ chức Festival Trà một lần để sản phẩm chè của chúng tôi được nhiều người biết đến. Đây không chỉ là dịp quảng bá, giới thiệu sản phẩm trà, con người làm chè mà đây còn là dịp để được giao lưu với mọi người. Chúng tôi là hộ dân quanh năm làm ăn vất vả, khi có Festival Trà, không chỉ làng, xóm vui hẳn lên mà cả nhà mình cũng vui như Tết vì được bận rộn đón khách vào, ra thăm thú; được giới thiệu với khách những sản phẩm tự tay mình làm ra; được bang giao với cả khách nước ngoài, phấn khởi lắm chứ”. Gia đình anh Thắng là một trong số nhiều hộ làm chè truyền thống của xã Tân Cương. Hiện, gia đình anh có 1ha; 1 xưởng chế biến có quy mô sản xuất bình quân 6 tấn chè búp khô/năm. Chè được sản xuất nhiều loại từ bình dân đến cao cấp (hiện nay giá chè bình dân từ 180 nghìn đồng đến 550 nghìn đồng/kg; chè cao cấp (chè đinh) 2,8 triệu đồng/kg; lúc cao nhất cũng bán đến 3,3 triệu đồng/kg). Tham quan khu xưởng chế biến, anh Thắng cho biết thêm: Xưởng chế biến này của gia đình từ trước đến nay vẫn thế. Chỉ khác là gia đình tôi mới đầu tư thêm 2 máy sao chè đun bằng gas (200 triệu đồng) để chuyên sản xuất chè cao cấp (hiện chè cao cấp của gia đình chiếm 25% tổng sản lượng búp tươi bán ra 1 năm). Tuy khách hàng đến đăng ký mua hàng cũng nhiều hơn trước khi có Festival Trà lần thứ nhất, kể cả Hiệp hội Chè Việt Nam cũng muốn ký hợp đồng làm chè xuất khẩu, nhưng anh Thắng cho rằng, nếu làm chè đại trà, với số lượng lớn thì khó mà đảm bảo chất lượng trà ngon được. Vì vậy, gia đình anh Thắng vẫn giữ quy mô như hiện nay để “vừa với sức mình, vừa giữ được thương hiệu trà bao năm nay gây dựng”.

 

Hiện tại, xã Tân Cương có trên 1 nghìn hộ trồng chè (xã có 1.370 hộ dân). Sau Festival Trà Quốc tế Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ nhất, nhiều hộ đã có ý thức hơn trong việc chăm sóc, chế biến chè để giữ gìn thương hiệu chè Tân Cương. Đặc biệt, loại chè ngon đã được khách hàng tìm đến mua nhiều hơn. Sản lượng chè bán ra năm 2012, tăng 20% so với năm 2011. Vì vậy, kinh tế của các hộ dân ngày một nâng lên; số hộ có thu nhập khá trở lên từ cây chè đã chiếm 30% tổng số hộ trồng chè.

 

Gọi 0984 904 686 để được tư vấn,
hoặc gửi mail: .

DMCA
PROTECTED
//