Diệt Trừ Mối cho cây Chè Shan Tuyết Suối Giàng
0984.904.686 - 0914.904.686
SẢN PHẨM
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Mr.Huy
Mr.Huy

Phone: 0984.904.686
Sale 1
VIDEO
"
CHÈ XANH VÀ CÔNG DỤNG

Diệt Trừ Mối cho cây Chè Shan Tuyết Suối Giàng

Cập nhật lúc 08:23' Ngày 27/06/2013
Xem thêm: Diệt Trừ Mối cho cây Chè Shan Tuyết Suối Giàng, suối giàng, chữa bệnh cho cây chè, cây chè shan tuyết mắc bệnh, chè suối giàng bị mối xông
Chè Shan Tuyết cổ thụ Suối Giàng từ lâu đã là một danh trà nổi tiếng Việt Nam. Đáng lo ngại khi rừng chè cổ thụ này ngày càng giảm trầm trọng do cây quá già cỗi và phần lớn bị mối ăn khiến cây chết dần

Chè Shan Tuyết cổ thụ Suối Giàng từ lâu đã là một danh trà nổi tiếng Việt Nam. Đáng lo ngại khi rừng chè cổ thụ này ngày càng giảm trầm trọng do cây quá già cỗi và phần lớn bị mối ăn khiến cây chết dần. TS Nguyễn Văn Toàn - Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật (KHKT) nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc nói gì về câu chuyện này?


TS Nguyễn Văn Toàn (trái) cùng
cán bộ nông lâm xã Suối Giàng kiểm tra chất lượng
cây giống chè Suối Giàng mới nhân ươm

Chính thức bảo hộ thương hiệu

Cuối tháng 5 này, chè Shan Tuyết Suối Giàng nổi tiếng của tỉnh Yên Bái sẽ đón nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Suối Giàng – Văn Chấn (văn bằng bảo hộ thương hiệu) do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp. Vùng chè Suối Giàng của đồng bào dân tộc Mông ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn - có độ cao trên 1.400 mét so với mực nước biển - cũng đang được Sở KH&CN tỉnh hoàn thiện hồ sơ đăng ký cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Việc nâng cao thương hiệu, bảo tồn giống chè quý hàng trăm năm tuổi này vừa mang lại hiệu quả thương mại, vừa đáp ứng an toàn thực phẩm, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Cần vào cuộc ra sao để giúp người dân trừ mối cứu cây bằng phương pháp sinh học cũng như có kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hái đúng kỹ thuật để giữ được chất lượng thơm ngon đặc trưng?

Trao đổi với Đại Đoàn Kết hôm 20-5 quanh câu chuyện khẩn cấp trừ mối giữ sức sống chè cổ, TS Nguyễn Văn Toàn cho biết:

- Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc chúng tôi hơn 5 năm trước đã nghiên cứu bình tuyển, chọn lọc và bảo tồn vườn giống chè Shan Tuyết đầu dòng tại xã Suối Giàng, phục vụ chương trình phát triển chè Shan Tuyết các huyện phía Tây Yên Bái. Đề tài đã xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học chi tiết về các cây chè Shan Tuyết cổ thụ tại Suối Giàng, có các thông số về sinh trưởng, phát triển, đánh dấu vị trí các cây đầu dòng - xác định tọa độ vị trí cây bằng thiết bị GPS cầm tay, là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật canh tác, chọn tạo giống, lưu giữ nguồn gen bản địa.



TS Nguyễn Văn Toàn (phải) cùng chuyên gia Đỗ Văn Ngọc
thực địa ở rừng chè cổ thụ Suối Giàng

Xử lý mối cho chè cổ có quá khó?

Giống chè Shan Tuyết Suối Giàng có lịch sử lâu đời này mọc theo kiểu "chè rừng”. Từ bao đời nay, cây hoàn toàn phát triển tự nhiên không đốn, cây cao, bộ khung tán chè cổ to khỏe, tán cây có độ che phủ lớn. Người dân không hề sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hay áp dụng khoa học kỹ thuật nào trong chăm sóc cây chè. Mỗi năm chỉ phát cỏ hai lần vào tháng 6 và tháng 12.
Khi đó các nhà khoa học của Viện đã vào cuộc trước tình trạng mối ăn vào thân, cành khiến cây chè cổ thụ Shan Tuyết Suối Giàng bị chết dần, chết mòn chưa, thưa TS Nguyễn Văn Toàn?

- Khi chúng tôi tiến hành đề tài này, cây chè cổ thụ ở đây cũng đã có xuất hiện mối hại và một số bệnh khác nữa nên đã dự kiến khi đề tài kết thúc, sẽ đề xuất một đề tài tiếp theo để giải quyết vấn đề này. Năm 2010 ngay sau khi đề tài kết thúc, chúng tôi đã có đề xuất với tỉnh Yên Bái cho thực hiện đề tài "Nghiên cứu các biện pháp canh tác bền vững chè Shan Tuyết Suối Giàng nhằm mục tiêu xác định được các biện pháp canh tác bền vững phục vụ công tác bảo tồn, trong đó có bảo vệ thực vật, bao gồm cả mối hại chè”. Song đề tài chưa được thực thi.

Vì sao vậy?

- Vì cần có thêm thời gian thuyết trình với địa phương để xác định rõ đây là vấn đề cấp thiết cần được triển khai.

Mới đây nhất khi đoàn cán bộ khoa học của Viện trở lại Suối Giàng, tình hình mối xông chè có thông tin gì đáng quan tâm?

- Mối hại chè là loài mối ăn gỗ tươi có tên khoa học là Odontotermes fomosanus. Năm ngoái khi trở lại Suối Giàng, chúng tôi được người dân phản ánh là mối hại trên cây chè đang sống có hiện tượng gia tăng. Thực tế chúng tôi quan sát được là khá nhiều cây bị mối hại đang bị giảm sức sống nghiêm trọng, có cây đã chết.

Được biết Phòng Nông nghiệp huyện Văn Chấn đã yêu cầu bà con không nên dùng thuốc hóa học để diệt mối khỏi ảnh hưởng đến chất lượng và thương hiệu chè, chỉ nên dùng hộp nhử hoặc phương pháp thủ công để diệt mối, TS nghĩ sao?

- Đúng là không nên dùng thuốc hóa học vì sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu chè Suối Giàng - một loại chè có thể được coi là chè "hữu cơ” tự nhiên. Mặt khác tổ mối ở sâu dưới đất, nếu dùng thuốc hóa học phun lên thân cây hoặc đất, nơi mối đi qua chỉ làm chết một số con mối thợ trong tổ mối đông đúc. Sẽ không hiệu quả mà còn làm ảnh hưởng tới môi trường vùng chè cổ thụ.

Vậy khuyến cáo của các nhà khoa học thuộc Viện là sao, thưa TS?

- Chúng tôi đề xuất nên dùng một số loại gỗ, lá mà mối ưa thích dẫn dụ mối tới ăn (lá cọ khô, một số loại gỗ mềm như bồ đề…) mà giảm thiệt hại cho cây chè. Sau khi nhử mối, có thể dùng thuốc trừ mối tận gốc phun lên mồi nhử. Thuốc trừ mối tận gốc là loại thuốc nguồn gốc vi sinh vật, khi phun, thuốc dính lên thân mối nhưng mối không chết mà mang mầm bệnh về tổ và lây lan cho các cá thể mối khác và tổ mối sẽ bị tiêu diệt.

Cũng có thể gây dựng những tổ kiến phát triển ở vùng chè đó để kiến bắt mối. Vì các nhà côn trùng học đã nói "kiến là kẻ thù truyền kiếp của mối”, khi thấy mối là kiến xông vào bắt. Cần đào tổ mối để bắt và diệt mối chúa vì khi không còn chúa, tổ mối đó không còn sự điều khiển các hành vi dẫn đến sự rối loạn và bị diệt. Mối chúa chỉ nằm một chỗ, dài khoảng 10cm, mầu trắng sữa, đầu bé, thân to..

Sau những đợt mưa rào, thấy mối sau khi bay mà cắn đuôi nhau bò dưới đất từng đôi một để tìm nơi lập một tổ mới, hãy bắt và diệt sẽ hạn chế được rất nhiều tổ mối mới hình thành. Bẫy đèn sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng cần nhanh chóng có các thử nghiệm để có thể khuyến cáo được biện pháp diệt trừ hiệu quả.

Theo TS, có hay không có sự lúng túng trong việc xử lý dịch mối ăn rừng chè cổ thụ này? Do không thống nhất trong biện pháp, kỹ thuật chữa bệnh, chăm sóc cây hay do thiếu kinh phí mà tình trạng mối ăn thân và gốc rừng chè cổ này kéo dài khá lâu vẫn chưa xử lý được dứt điểm?

- Thực ra xử lý mối cho một khu vực chè cổ không phải là vấn đề quá khó, chúng ta có thể giải quyết được bằng các biện pháp như đã nói ở trên. Song đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết tâm, đồng bộ của các nhà quản lý, nhà khoa học và cả những người đang sở hữu những cây chè cổ thụ.

Là nhà quản lý khoa học chuyên ngành cũng là chuyên gia tâm huyết nhiều năm với cây chè VN, TS có kiến nghị gì để bảo tồn bền vững rừng chè San Tuyết cổ thụ Suối Giàng hàng trăm năm tuổi?

- Chắc chắn chúng ta phải nhanh chóng xây dựng được một qui trình canh tác bền vững đặc thù cho vùng chè cổ thụ Suối Giàng. Đây là một tài nguyên quí hiếm của đất nước, chúng cần thiết phải được đầu tư xứng đáng để bảo tồn và phát triển, không những trong nước mà cả trên tầm quốc tế nhằm đem lại giá trị lớn cho địa phương và cả nước.

Chân thành cảm ơn ông!

Thanh Như (thực hiện)

Gọi 0984 904 686 để được tư vấn,
hoặc gửi mail: .

DMCA
PROTECTED
//