Một tỉnh với nhiều huyện trồng nhiều chè như Chè Sơn Dương, diện tích rộng và đang được đầu tư mạnh,Chè Tuyên Quang cũng đang dần có thương hiệu trên thị trường, hương vị và chất lượng của Chè Tuyên Quang
Một tỉnh với nhiều huyện trồng nhiều chè như Chè Sơn Dương, diện tích rộng và đang được đầu tư mạnh,Chè Tuyên Quang cũng đang dần có thương hiệu trên thị trường, hương vị và chất lượng của Chè Tuyên Quang cũng không kém gì so với Chè Thái Nguyên, hãy thử uống và cảm nhận qua từng chén chè đậm đà hương vị quê hương.Tuyên Quang hiện có trên 6.650 ha chè; 17 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến chè. Thời gian qua, các doanh nghiệp đã chú trọng đổi mới công nghệ chế biến, do vậy, chất lượng chè xuất khẩu đã được nâng cao, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công cuộc xóa đói giảm nghèo.Công ty cổ phần Chè ML đã đầu tư 44 tỷ đồng, Công ty cổ phần Chè TT đầu tư 10 tỷ đồng, Công ty cổ phần Chè SL đầu tư gần 6 tỷ đồng... Sau khi đưa vào sử dụng 4 dây chuyền sản xuất chè đen CTC công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam, do Ấn Độ sản xuất, công suất chế biến 90 tấn nguyên liệu/ngày, ông Hoàng Thanh Tùng, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần chè ML cho biết: Nhờ đổi mới công nghệ sản xuất chè, giá trị chè xuất khẩu của Công ty đã tăng từ 10 đến 15% so với trước, nhờ vậy, giá thu mua chè nguyên liệu cũng tăng theo từ 3.600 đồng đến 3.900 đồng/kg búp tươi. Đây là giá thu mua chè nguyên liệu cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Dự kiến năm 2010, Công ty sẽ thu mua 15.000 tấn chè nguyên liệu để chế biến ra 3.000 tấn sản phẩm. Theo giá hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, năm 2010, doanh thu của Công ty dự kiến đạt gần 100 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Chè Tân Trào, bắt đầu vào vụ sản xuất chính từ ngày 20/5, trung bình lượng chè tươi nguyên liệu mỗi ngày chở về công ty từ 25-30 tấn. Ông Hoàng Thanh Tân, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chè TT cho biết: Sau khi Công ty đầu tư thêm 10 tỷ đồng để đổi mới công nghệ sản xuất, mua máy lăn viên, tạo hình, dây truyền sản xuất chè xanh GP của Trung Quốc... sản phẩm chè xanh, chè đen của Công ty đã và đang khẳng định được tên tuổi tại thị trường Đông Âu, Trung Á... Năm 2010, Công ty phấn đấu xuất khẩu 2.700 tấn, trong đó, chè đen 700 tấn, chè xanh 2.000 tấn, tổng doanh thu đạt hơn 50 tỷ đồng; thu nhập bình quân công nhân đạt 1.750.000 đồng/người/tháng.
Cũng nhờ đổi mới công nghệ, Công ty TNHH HS vừa ký được hợp đồng và xuất lô hàng 300 tấn chè sao xanh sang Afghanistan , ông Trần Văn Hoàn, Giám đốc Công ty TNHH HS vui mừng cho biết: Vốn, công nghệ và thị trường là yếu quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Mà công nghệ nào phải có con người ấy. Do vậy, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang, song song với đầu tư công nghệ mới, Công ty đã mở lớp đào tạo 30 công nhân chế biến chè đen, chè xanh, chè viên phục vụ xuất khẩu... Hiện Công ty đang tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu chè sang các nước khu vực EU, Trung Đông...
Ngoài ra, để có sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp chè Tuyên Quang đã tăng cường quảng bá sản phẩm, chủ động tiết kiệm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, cắt giảm những khâu trung gian và giảm chi phí giao dịch xuống mức thấp nhất. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã chuyển đổi cơ cấu giống chè, tập trung chuyển từ việc trồng chè trung du búp nhỏ, năng suất thấp, sang trồng chè các giống có năng suất, chất lượng cao như: LDP1, LDP2, giống chè đặc sản Bát tiên, Đại bạch trà...
Ông Hoàng Quốc Bình, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tuyên Quang cho biết: Sau nhiều năm khá trầm lắng về thị trường xuất khẩu chè, năm 2010 các doanh nghiệp chè của Tuyên Quang đã tìm được hướng xuất khẩu trực tiếp, làm tăng giá trị hàng hóa từ 15 % đến 20%. Chè đang được xác định là cây trồng chính và đóng vai trò quan trọng trong chương trình xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho hàng nghìn hộ dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Tuyên Quang./.
Tuyên Quang hiện có hơn 8.000 ha chè, 3 doanh nghiệp cổ phẩn, 3 hợp tác xã, 8 công ty TNHH sản xuất kinh doanh chè. Điều đáng chú ý, v ới lợi thế trồng được trên đất đồi dốc, chè đang được coi là cây trồng chính và đóng vai trò quan trọng trong chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hàng nghìn hộ dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Tuyên Quang.
Xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên hiện có 230 ha chè đang cho thu hoạch, với tổng sản lượng đạt khoảng 1.700 đến 1.800 tấn/năm. Ông Trần Xuân Hồng, Chủ tịch UBND xã Đức Ninh cho biết: Diện tích chè của xã tập trung chủ yếu ở các thôn Chầm Bùng, Bình Minh, Làng Rào, Ao Sen 1, Đồng Danh... Những năm gần đây, cây chè đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình trong xã, số hộ trồng chè chiếm 80% tổng số hộ của xã.
Gia đình anh Trần Duy Quang, thôn Chầm Bùng, xã Đức Ninh là một trong những hộ thoát nghèo từ cây chè. Anh Quang cho biết: Gia đình tôi có gần 2 ha chè, mỗi lứa cho thu trên 2 tấn chè, mỗi năm thu 7 - 8 lứa, với giá bán hiện nay từ 3.000 - 3.500 đồng/kg. Nếu trừ hết chi phí thì mỗi năm gia đình tôi cũng thu được trên 35 triệu đồng. Hiện nay, gia đình anh Quang đang tập trung trồng và chăm sóc giống chè Vân Du, đây là loại chè ít sâu bệnh, rất dễ chăm sóc, năng suất đạt 65 - 81 tạ/ha. Cũng như gia đình anh Quang, gia đình anh Đỗ Văn Chỉnh ở thôn Bình Minh, xã Đức Ninh áp dụng phương châm “lấy ngắn nuôi dài” sau mỗi vụ chè, số tiền lãi bán chè anh lại mở rộng diện tích. Đến nay, gia đình anh có trên 3 ha chè, mỗi năm cho thu nhập trên 40 triệu đồng. Ông Đặng Văn Bình, Trưởng thôn Bình Minh, xã Đức Ninh phấn khởi cho biết: Cây chè đã được đưa vào trồng đại trà từ năm 2000, với diện tích vài ha, đến nay, toàn thôn có trên 17 ha đất trồng chè và diện tích chè mỗi năm lại được nhân rộng ra nhiều hơn. Hiện số hộ trồng chè chiếm 90% tổng số gia đình trong thôn. Nhiều gia đình đã có đời sống kinh tế khá giả, làm giàu nhờ mức thu nhập ổn định từ trồng chè mang lại như hộ ông Lê Huy Lâm, Hà Thanh Tâm, Lê Xuân Sơn…
Được biết, để nâng cao giá trị cây chè những năm gần đây, xã Đức Ninh đã chủ động đưa những giống chè mới năng suất cao vào trồng như: chè Bát Tiên, PH1, chè Vân Du… Cùng với đó, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như thu hái chè bằng máy cũng đang được nhân dân ứng dụng tốt. Toàn xã hiện có trên 210 máy thu hái chè các loại, góp phần nâng cao năng suất, giảm công sức lao động cho người trồng chè.