Với những nét tinh túy trong nghệ thuật trà đạo Nhật |Trà nhật
0984.904.686 - 0914.904.686
SẢN PHẨM
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Mr.Huy
Mr.Huy

Phone: 0984.904.686
Sale 1
VIDEO
"
CHÈ XANH VÀ CÔNG DỤNG

Với những nét tinh túy trong nghệ thuật trà đạo Nhật

Cập nhật lúc 04:51' Ngày 04/02/2015
Xem thêm: trà đạo nhật bản, văn hóa trà đạo nhật, cách pha trà, trà nhật bản
Nhật Bản không chỉ nổi tiếng là xứ sở hoa anh đào mà còn được biết đến với nghệ thuật trà đạo. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của hai từ "trà đạo"
Nhật Bản không chỉ nổi tiếng là xứ sở hoa anh đào mà còn được biết đến với nghệ thuật trà đạo. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của hai từ "trà đạo" trong nét văn hóa của người dân xứ Phù Tang.
Trà đạo là một bộ môn nghệ thuật truyền thống của người Nhật. Trà đạo Nhật Bản đòi hỏi sự tinh túy cũng như sự kiên nhẫn rất cao của người pha trà.

Phòng trà
tra-dao-nhat-ban-1.jpg
Phòng trà Nhật Bản

Phòng trà được bày biện rất đơn giản nhưng khách có thể cảm nhận được nét đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, không khí ấm áp, thể hiện sự mến khách của chủ nhà. Trên tường người ta thường treo những bức thư pháp, những chiếc quạt giấy kiểu Nhật, những bức tranh thủy mặc và có cả những bình hoa được cắm vào những lọ hoa bằng gỗ hoặc bằng tre biểu hiện sự chào đón của chủ nhà với khách.

Tiệc trà
cach-pha-tra-300x204.jpg

Những buổi tiệc trà lớn thường kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ, trước tiệc trà, khách được phục vụ một chiếc bánh ngọt xinh xắn có hình dạng và màu sắc tùy theo từng dịp lễ hay theo mùa. Trong thời gian này, chủ nhà tiến hành các bước pha trà.
cach-uong-tra-300x228.jpg

Trước hết, phải đun nước bằng bếp lò than, sau khi nhận biết nước trong nồi đun vừa đủ độ nóng thích hợp để pha trà, bằng động tác thuần thục, họ mới bắt đầu tráng ấm chén, rồi bỏ trà vào ấm. Sau đó, họ nhẹ nhàng dùng chiếc gáo bằng gỗ múc nước trong nồi đun chế vào ấm trà. Sau khi hãm trà trong vài phút để trà được hòa vào nước mà vẫn giữ nguyên hương vị của nó, họ cẩn thật rót vào bình chuyên, rồi từ bình chuyên mới châm trà vào chén. Việc cuối cùng là đặt những chén trà lên bàn, mời khách dùng trà với một cung cách lễ phép.

tra-dao-nhat-ban-2.jpg
Cách thức uống trà của khách cũng được quy định nghiêm ngặt. Trước khi uống, khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng chén trà lên xoay chén ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Khi uống xong, khách lại xoay chén theo hướng ngược lại về chỗ cũ rồi nhẹ nhàng đặt chén xuống. Ngụm cuối cùng, khách thưởng thức trà nên có kèm theo một tiếng “khà” nho nhỏ để biểu thị sự tán tưởng, khen ngợi. Khi tất cả đã uống xong, người khách lại cúi mình chào một cách kính cẩn rồi mới ra về.

Ý nghĩa của trà đạo

Trà đạo dưới con mắt của nhiều người thường xuyên bị bao phủ trong một tấm màn huyền bí. Thật ra, nguyên lý của nó rất đơn giản và phép tắc chỉ gói gọn trong 4 từ “hòa, kính, tinh, mịch”. Trong tiếng Nhật, đó là 4 từ Wa, Kei, Sei, Jaku - "hòa hợp, tôn trọng, sự tinh khiết, yên bình."

tra-dao-nhat-ban-3.jpg
4 từ Wa, Kei, Sei, Jaku thể hiện ý nghĩa của nghệ thuật trà đạo
"Wa" (hòa) có nghĩa là hài hòa. Hòa đòi hỏi mọi người trong trà thất tự chuẩn bị cho mình một tâm thế hài hòa với khung cảnh, kiềm chế lòng vị kỷ và sự nóng giận, làm sao cho tư duy và hành xử của mình hòa hợp với mọi người.

Hòa đòi hỏi mọi người đồng thuận thực hành một số quy định như cúi người đến mức nào khi chào nhau, chuyện trò trong trà thất nên hướng vào những chủ đề gì, khách dự cần giữ im lặng đến lúc nào mới nên cất lời phá bầu không khí tĩnh mịch...

Ngoài ra, các đồ dùng sử dụng trong trà đạo cũng phải tạo được sự hài hòa với nhau. Vì vậy, chủ đề cũng phải hài hòa với màu sắc được bố trí. Các vườn trà nên là một phần mở rộng của hệ thực vật tự nhiên xung quanh.

tra-dao-nhat-ban-4.jpg
Ý nghĩa sâu xa của chữ hòa ở đây là sự bình đẳng xã hội của mọi người trong trà thất. Đã vào đây thì ai cũng như ai, không cần biết thân thế của mỗi người cao sang hay hèn kém.

Kei (kính) có nghĩa là tôn trọng. Những vị khách phải tôn trọng tất cả mọi thứ, mọi vấn đề không liên quan đến địa vị hay cuộc sống của họ.

Kính đòi hỏi con người trân trọng người khác, không nuôi ác ý, tà tâm đối với đồng loại, cố gắng vượt qua mọi toan tính ganh đua. Mỗi lần tiếp khách là mỗi lần chủ nhân phải tự coi như đây là cơ hội duy nhất trong đời có được vinh dự này. Còn khách, khi đón nhận chén trà sẽ xoay chiếc chén đúng một vòng trong đôi bàn tay khum lại của mình để tỏ lòng kính trọng

Sei (tinh) nghĩa là tinh khiết. Bước vào phòng trà, mọi người sẽ để lại đằng sau tất cả những suy nghĩ và lo lắng của cuộc sống hàng ngày. Những phòng trà là một thế giới khác, nơi người ta sống chậm lại, tận hưởng cuộc sống bằng sự hiện diện của bạn bè. Những bậc thầy về trà đạo không thực hiện các nghi lễ trà đạo Nhật Bản theo nguyên tắc mà là xuất phát từ một trái tim thuần khiết.
tra-dao-nhat-ban-5.jpg

Jaku (mịch) nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người giảm giác yên tĩnh. Chỉ sau khi khám phá được cả ba khái niệm đầu tiên (hòa hợp, tôn trọng, và tinh khiết), người thưởng trà mới cảm thấy sự yên tĩnh. Đây là một trong những lời dạy của bậc thầy trà đạo Nhật Bản Sen no Rikyu (1522-1591).

Qua nghi lễ của một buổi tiệc trà cũng như ý nghĩa, nét đặc sắc của trà đạo Nhật Bản, chúng ta có thể nhận biết thêm một số nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản cũng như tính cách của họ. Mỗi người trong quá trình học hỏi, luyện tập và thưởng thức các bước của một buổi tiệc trà đều phải tỏ ra rất cung kính, lễ nghi như cúi gập mình khi chào hỏi, lễ phép, khiêm nhường khi nói chuyện. Thêm vào đó, họ còn học được tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhẹ nhàng, khéo léo và ngăn nắp khi thực hiện từng hành động trong một chuỗi thao tác nhỏ của một buổi tiệc trà.

Bởi vậy, hiểu được ý nghĩa đích thực của nghệ thuật trà đạo bạn sẽ hiểu hơn về đất nước cũng như con người Nhật Bản.
chè duy thịnh

Gọi 0984 904 686 để được tư vấn,
hoặc gửi mail: .

DMCA
PROTECTED
//