Chè – một thức uống giải khát quen thuộc của người Việt.Từ từng con phố, con hẻm nhỏ đến những bữa tiệc lớn, chè đã song hành với đời sống người dân, trở thành một nét quan trọng, không thể thiếu trong văn hóa Việt
Trải tràn từ phía Đông sang Tây của một nơi được mang tên Hoàng Liên Sơn… Nơi hiểm nguy rình rập… Trong khu rừng nhiệt đới, mây lơ lửng trên những ngọn cây… Nơi thảm thực vật như được chia thành 2 miền riêng biệt… Trên độ cao 1800 đến 2500m so với mực nước biển, một kho báu của đại ngàn yên giấc hàng nghìn năm… .Nhưng, cho đến nay, Việt Nam chưa bao giờ được coi là cái nôi của cây chè trên thế giới. Cây chè nguyên thủy được xem là có từ hơn 5000 năm trước đây. Những huyền thoại về chè đều nằm trong vùng Assam, Ấn Độ hay Vân Nam, Trung Quốc… Những cây chè xứ này đều to cả người ôm, có tuổi cả ngàn, được coi là chè tổ của các loại chè trên thế giới. Với hành trình khám phá ngày hôm nay, một câu hỏi thú vị được đặt ra: “Đâu mới là rừng chè cổ xưa nhất?” 2200m so với mực nước biển là độ cao trung bình vùng đất có những cây
chè cổ thụ tại rừng Hoàng Liên. Những cây chè mọc chỗ dày, chỗ rải rác…
Nó rộng đến mức, ông Lâm đã có cả chục năm xuyên ngang, cắt dọc mà vẫn chưa hết.Thật ấn tượng, ngay cả bang Assam, Ấn Độ là cả một vườn chè cổ thụ khổng lồ bát ngát thì những cây chè cũng chỉ nằm trên độ cao từ 1200 đến 1600m. Khí hậu trên vùng cao quanh năm sương giá, để tồn tại với thiên nhiên, tự bản thân cây chè sinh ra một lớp lông mỏng trên búp chè.
Những búp chè này sau khi được sấy khô sẽ tạo thành những cánh tuyết – những búp chè này mang tên Trà San Tuyết. Nhưng khi lên tới rừng trà cổ thụ, chúng ta còn được thưởng thức vị chè tươi – một vị chè đậm đà khác lạ. Từ trước những năm 70, chè tươi rất phổ biến từ miền Trung trở ra Bắc. Nước chè tươi chính là bài thuốc dân gian hữu hiệu. Trong chè tươi có chất tatson ngừa ung thư, chất cafein thiên nhiên giúp tỉnh táo, và còn là phương thuốc thần kỳ giữ gìn tuổi xuân. Những cây chè bên Hoàng Su Phì được đánh giá là chè cổ thụ 400 đến 700 năm tuổi cũng không lớn, người dân vẫn trèo lên hái. Hay cây chè Tà Sùa cũng chỉ thấp đến ngang ngực người lớn cũng đã hàng trăm năm. Với sự phát triển chậm của cây chè, lại sống trên vùng khí hậu đặc biệt, quanh năm mây mù tuyết phủ, nhìn độ lớn thân, gốc chè nơi đây, chúng ta ước chừng tuổi thọ của rừng chè phải lên tới hàng ngàn năm tuổi. Càng độc đáo hơn khi những cây chè cổ thụ đại ngàn Hoàng Liên không mọc lên từ đất bazan mà mọc trên đá granit, địa hình sườn dốc… Với sức sống mạnh liệt từ nơi sinh trưởng, đương đầu với gió núi, sương giá, những cụ chè cổ thụ mang trong mình đầy đủ những tinh túy của đất trời kết tinh hàng nghìn năm… Đến đây, có lẽ trong mỗi chúng ta đều có câu trả lời cho riêng mình. Rừng chè nói riêng hay chính rừng Hoàng Liên Sơn chính là báu vật vô giá trên đất nước Việt Nam. Ẩn sâu trong kho báu này, còn rất nhiều điều bí ẩn cho chúng ta khám phá… và gìn giữ cho tương lai…