Những con đèo vắt qua dải đất hình chữ S
0984.904.686 - 0914.904.686
SẢN PHẨM
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Mr.Huy
Mr.Huy

Phone: 0984.904.686
Sale 1
VIDEO
"
CHÈ XANH VÀ CÔNG DỤNG

Những con đèo vắt qua dải đất hình chữ S

Cập nhật lúc 02:16' Ngày 12/09/2014
Xem thêm: đèo pha din, đèo ô quý hồ, đèo khau phạ, đèo mã phí lèng
Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Phía Bắc sừng sững ngọn núi Hoàng Liên Sơn – Nóc nhà Đông Dương. Trải từ miền Trung cho tới cực tây miền Nam là dãy Trường Sơn – xếp thành hình cánh cung lớn. Từ những dãy núi này, các vùng đất bị chia cắt bởi những bức tường đá…Và các con đèo hình thành từ đây…
    Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Phía Bắc sừng sững ngọn núi Hoàng Liên Sơn – Nóc nhà Đông Dương. Trải từ miền Trung cho tới cực tây miền Nam là dãy Trường Sơn – xếp thành hình cánh cung lớn. Từ những dãy núi này, các vùng đất bị chia cắt bởi những bức tường đá…Và các con đèo hình thành từ đây…



Câu chuyện các già làng kể lại rằng, trên dẻo núi vùng cao, có đôi trai gái yêu nhau thắm thiết. Nàng là nàng tiên trên trời, chàng là người trần. Không đến được với nhau, nàng buồn phiền biến thành một loài chim mào vàng bay quanh đỉnh núi và cất tiếng gọi tên chàng – Ô Quy Hồ… da diết mãi không thôi. Từ truyền thuyết xa xưa đó, theo thời gian chính tiếng kêu Ô Quy Hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo ở độ cao gần 2000m này. Đỉnh Ô Quy Hồ có cung đường đèo dài ngoằn nghoèo trên quốc lộ 4D trong đó 2 phần ba quãng đường thuộc địa phận Tam Đường -Lai Châu; 1 phần 3 còn lại nằm ở phía Sapa- Lào Cai.




Đây có lẽ là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam – 50 km. Hướng đi quốc lộ 6 từ Hà Nội lại dẫn chúng ta tới con đèo lịch sử – con đèo gắn liền với xương máu của những thanh niên xung phong “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” – Đèo Pha Đin. Đèo Pha Đin dài khoảng 32 km,là nơi tiếp giáp theo hướng Đông-Tây giữa tỉnh Sơn La và tỉnh Điện Biên, nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn.



Nói đến con đèo với những chứng tích lịch sử, chắc không ai trong chúng ta quên được những chiến binh mây mù trên đèo Khau Phạ. Cái tên Khau Phạ bắt nguồn từ tiếng Thái, có nghĩa là sừng trời. Con đèo lừng lững nhô lên khỏi mây. Trước năm 1945, đội du kích Khau Phạ đã lợi dụng địa hình và nương theo mây gió quánh đặc trên đèo, “xuất quỷ nhập thần” liên tục đánh chặn các cuộc hành quân của Pháp từ Nghĩa Lộ đi Lai Châu, Lào Cai và ngược lại bằng súng kíp hoặc bẫy đá. Và “những chiến binh mây mù” được mệnh danh nơi đây.



Những con đường đèo nối liền các tỉnh dần được hình thành, dân ta xẻ đá làm đường, không ngại gian lao… Con đường hạnh phúc qua đèo Mã Pì Lèng là minh chứng cho những giọt máu, giọt mồ hôi hạnh phúc đó. Con đường dài 200km, cung đường đèo với 20km hiểm trở nối liền cao nguyên đá Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Trước kia, hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi hùng vĩ của cao nguyên Đồng Văn không có khái niệm con đường. Bao đời họ chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá để bò qua chín khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng. Đến năm 1959, con đường bắt đầu được thi công. Khó khăn không kê xiết khi đoàn thi công gặp phải một bức tường thành đá khổng lồ dựng đứng là đỉnh Mã Pí Lèng. Con đèo đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho đất nước Việt Nam. Không chỉ là ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh. Mỗi con đèo đều mang trong mình những câu chuyện, những câu chuyện có nước mắt, có cả máu thịt… Tất cả hòa cùng với thiên nhiên, qua năm tháng, tạo nên những kỳ quan kỳ vĩ.

Gọi 0984 904 686 để được tư vấn,
hoặc gửi mail: .

DMCA
PROTECTED
//