Viêm loét dạ dày luôn đứng đầu trong danh sách các bệnh về đường tiêu hóa ở Việt Nam và ngày càng có xu hướng gia tăng.Khi thấy đầy bụng, khó tiêu, đau vùng thượng vị, cơn đau lan ra phần hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau khi ăn các thức ăn chua, cay hay ngay cả khi bị căng thẳng thần kinh... rất có thể bạn đã mắc chứng viêm loét dạ dày. Các cơn đau có thể kéo dài dồn dập, đau từng cơn hoặc đau âm ỉ.
Nước ép bắp cảiChữa loét dạ dày bằng thức uống cực hiệu quả
Bắp cải chứa vitamin U làm lành vết viêm loét, thành sẹo, nhất là viêm loét dạ dày, ruột.
Cách dùng: Chọn bắp cải tươi, có cả lớp lá xanh bên ngoài, tách từng lá và rửa thật sạch. Dùng nước sôi trần lá bắp cải rồi vớt ra để ráo. Sau đó cho lá bắp cải vào cối giã nát, dùng vải màn hoặc gạc lọc lấy nước uống.
Dùng nước ép bắp cải uống thay nước, có thể cho thêm đường. Mỗi ngày uống 1.000ml, chia thành nhiều lần và duy trì trong khoảng 2 tháng.
Chè dâyLàm sạch vi khuẩn HP, giảm tiết axit dịch vị dạ dày, giúp vết loét liền sẹo, nhanh chóng cắt cơn đau. Hoạt chất flavonoid trong chè dây còn có tác dụng làm giảm viêm niêm mạc dạ dày.
Cách dùng: Cho
tác dụng chè dây vào nước đã đun sôi, để khoảng 10 phút cho chè ngấm. Có thể uống nóng hoặc nguội như trà bình thường, dùng hàng ngày.
Cam thảoCam thảo hoạt động như một lớp màng bảo vệ trong dạ dày, nó làm tăng nồng độ prostaglandin trong hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết chất nhầy từ dạ dày, đồng thời sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày. Trong cam thảo có chứa nhiều cortisone có tác dụng chữa viêm và dị ứng rất lành tính.
Cách dùng: Dùng 3-5g cam thảo dưới dạng bột hoặc cao lỏng chia làm 3 lần uống khoảng 20 đến 30 phút trước các bữa ăn trong ngày. Uống 7-15 ngày, sau đó dừng khoảng 2-3 ngày mới uống tiếp để tránh tác dụng gây phù của cam thảo.
Nghệ và mật ongNghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị. Tinh dầu nghệ có tính kiềm nên còn giúp làm giảm độ axit của dịch vị, chống viêm và làm lành vết loét.
Mật ong cũng thường được sử dụng làm thuốc bổ, chữa loét dạ dày và ruột; giúp giảm acid trong dạ dày, có tác dụng làm êm dịu, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của người bệnh khi bị loét dạ dày.
Cách dùng: Dùng 20-30g củ nghệ tươi rửa sạch, giã nát hoặc xay vụn, lọc lấy nước, trộn với 5-10g mật ong (khoảng 1-2 thìa cà phê) hấp vào nồi cơm ăn hàng ngày lúc dạ dày rỗng (khoảng 10 giờ sáng hoặc 10 giờ tối trước khi ngủ).
Nha đamNhựa nha đam có tác dụng ức chế men pepsin và axit hydrochloric không cho tiết ra nhiều gây loét dạ dày.
Cách dùng: Dùng 10g lá nha đam tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi cùng với nước rồi uống hàng ngày.
Lưu ý ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày- Thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ, không ăn thực phẩm sống.
- Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, không ăn khuya hoặc ăn quá nhiều canh cùng với cơm.
- Không sử dụng nhiều thực phẩm có vị chua, cay, nóng.
- Nên thái nhỏ, nghiền nát thực phẩm.
Theo chuyên đề Sức khỏe gia đình (NXB Y học)
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên http://chesuoigiang.vn chỉ
phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn
cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên
http://chesuoigiang.vn có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm,
các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh
vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.