Cổ nhân có câu:
“danh sơn xuất danh trà”
nghĩa là những
vùng núi nổi tiếng thường sinh ra những loại trà nổi tiếng. Ở những vùng núi cao
từ 800-1800m phía bắc Việt Nam có một danh trà với cái tên rất đặc biệt là Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng.
Trà Shan Tuyết nổi
tiếng nhất phải kể đến vùng Chè Suối Giàng (huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.Nơi đây sương phủ sáng chiều, trời chỉ hé nắng một
vài lúc ngắn trong ngày, thời tiết nhiều sương mù cùng thổ nhưỡng núi đá là nơi
phát triển lâu đời của giống trà Shan Tuyết cổ thụ.
Có người giải thích về cái tên Shan Tuyết rằng:
“Shan” là cách gọi chệch đi của từ “sơn” nghĩa là núi.Tức trà được nuôi dưỡng bằng
sinh khí của đất trời, được ngậm tuyết của vùng non cao.Có người lại nói cái
tên này xuất phát từ hiện tượng trên tấm lá trà to và dài kia được phủ một lớp lông
tơ mỏng mịn màng như tuyết. Trà khi
đã được sao lên, sấy khô mà ta vẫn thấy những đốm lấm tấm trắng như tuyết
chứ không có mầu đen tuyền như những loại trà khác.Các lão nông người Mông cho
biết, cây trà
Shan Tuyết không chấp nhận bất cứ một loại phân bón nào và nhất là
phân hóa học, nó sẽ làm mất đi hương vị độc đáo của trà.Đó là một cách giữ
gìn hương vị của thiên nhiên, bảo vệ thương hiệu danh trà Shan Tuyết.
Đây là giống trà cổ thụ.
Có lẽ vì sống ở vùng núi cao, nhiệt độ mùa hè cao nhất cũng chỉ lên đến 25oC,
còn mùa đông thì vô cùng giá lạnh nên hương vị của loại trà này rất đặc biệt.
Một cây trà có tuổi thọ khoảng chừng 300 năm tuổi,
sống ở độ cao khoảng 1400m so với mực nước biển, đặc biệt cây trà cổ thụ này
vẫn cho những búp trà ngon.
Những hoa trà mong manh trong gió sớm.
Các cô sơn nữ mang gùi leo lên cây hái
trà.Búp to, màu trắng xám nên còn gọi là trà Tuyết, nhìn
giống như có một lớp phấn hoặc lông trắng mịn trên búp trà.
Khi mới nhấp môi sẽ cảm thấy vị chát lan toả, khi
cái vị ấy tràn qua đầu lưỡi và trôi qua cổ họng thì đọng lại vị ngọt man
mát mà một lúc lâu sau ta vẫn cảm thấy nó còn quanh quẩn đâu đây...