Theo kinh nghiệm dân gian, nước chè vằng uống nhằm giải
khát, tiêu độc, giảm béo, phù hợp với những phụ nữ mới đẻ nhờ tính mát và lành,
có tác dụng giảm béo, tiêu độc...
Chè vằng còn gọi là chè dằng, có tên khoa học là Jasminum
suptriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae), mọc hoang ở khắp nơi, là loại
dây bụi nhỏ (đường kính thân khoảng 6mm). Chè vằng có thân cứng, từng đốt vươn
dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều.Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi
hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép
nguyên, càng lên ngọn, cành lá càng nhỏ. Hoa màu trắng rất thơm, quả hình cầu
khi chín có màu đen.
Theo các thầy thuốc, lá chè vằng có chứa alcaloid, nhựa,
flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức,
làm mau lành vết thương và không độc. Bộ phận dùng làm thuốc là cành, lá tươi
hoặc khô. Tác dụng đặc biệt của chè vằng đối với phụ nữ sau sinh dùng rất tốt.
Chè vằng cũng có thể trị nhiễm khuẩn sau sinh, viêm hạch bạch huyết, viêm tử
cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương…Hướng dẫn sử dụng cao chè vằng
Theo kinh nghiệm dân gian, nước chè vằng uống nhằm giải
khát, tiêu độc, giảm béo, rất phù hợp với những phụ nữ mới đẻ nhờ tính mát và
lành, có tác dụng giảm béo, tiêu độc, kích thích tiêu hóa trong mùa hè. Để chữa
thông huyết, điều kinh, đau bụng hay khớp xương, mọi người có thế sắc uống một
liều 20-30g khô/ngày. Với các bệnh như thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm, đau bụng
hay vàng da, mỗi ngày ta có thể uống 8-16g. Nước chè vằng còn dùng đế tắm trị
ghẻ ngứa.
Bài viết này nhằm chia sẻ những thông tin về các bài thuốc quý, bài
thuốc dân gian, bài thuốc hay các kiến thức bổ ích về sức khỏe. Thông
tin chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là các tư vấn y tế, vui
lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.