Hướng dẫn sử dụng lá khôiCây khôi là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 1,5-2m, thân gỗ xốp, ít phân nhánh hay không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, dài 25-40cm, rộng 60-10cm, mặt trên tím, gân nổi hình mạng lưới. hoa mọc thành chùm, dài 10-15cm, hoa rất nhỏ, đường kính 2-3mm, màu trắng pha hồng tím 5 lá đài 5 cánh hoa. quả mọng, khi chín màu đỏ. mùa hoa: tháng 5-7, mùa quả: tháng 7-9.
Có nhiều cây khôi khác nhau, có loại cây như mô tả ở trên, có loại cây có hai mặt lá đều xanh. Kinh nghiệm dân gian thường chỉ dùng loại có lá mặt trên xanh như nhung, mặt dưới tím.Qua nghiên sơ bộ trên thỏ, chuột bạch và khỉ thấy có một số tác dụng dược lý của lá khôi:
- Làm giảm độ axit của dạ dày khỉ.
- Làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ.
- Làm yếu sự co bóp của tim.
- Làm giảm sự hoạt động bình thường trên chuột bạch.
Bện viện 108 thí nghiệm dùng trên lâm sàng (mới trên 5 bệnh nhân) thì 4 người giảm đau 80-100% dịch vị giảm xuống bình thường.Viện đông y áp dụng lá khôi chữa một số trường hợp đau dạ dày (dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác) đã sơ bộ nhận định như sau:
- Với liều 100g lá khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn ngủ được.
Nhưng với liều 250g một ngày thì làm bệnh nhân mệt, người uể oải, da tái xanh, sức khoẻ xuống dần nếu tiếp tục uống.Đơn thuốc có lá khôi Của Phân hội đông y Thanh Hoá: Lá khôi 80g, lá bồ công anh 40g, lá nam khổ sâm 12g. các vị trên phơi khô, thái nhỏ, nấu như nấu chè uống vào lúc đói. có thể thêm cam thảo cho ngọt và thêm tác dụng.
Bài thuốc chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thaiTrong dân gian hiện nay còn lưu truyền bài thuốc trị đau dạ dày từ lá khôi kết hợp với cây dạ cẩm dành cho phụ nữ đang mang thai. Theo đó thì phụ nữ đang mang thai thì có thể dùng nước sắc cây lá khôi và cây dạ cẩm để chữa bệnh dạ dày tmà không làm ảnh hưởng tới thai nhi.